Đồng muối truyền thống Sa Huỳnh

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Ruộng muối Sa Huỳnh được hình thành từ rất lâu đời (do không có tài liệu ghi chép nên chỉ phỏng đoán trong cộng đồng diêm dân là trong khoảng 1000 năm). Diêm dân tương truyền về một người đàn ông họ Ngô từ phường Bắc đã đến Sa Huỳnh và khai phá nên đồng muối tại đây, hiện nay ông được tôn làm Tổ nghề muối, được cúng bái hằng năm vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch theo phong tục tập quán nơi đây.

Những năm 1884-1945, ruộng muối Sa Huỳnh được cai quản bởi người Pháp, việc sản xuất muối diễn ra liên tục theo lối canh tác giống với cách làm muối ở Châu Âu và được duy trì đến ngày nay.

CỘNG ĐỒNG DIÊM DÂN

Ruộng muối thuộc sở hữu của cộng đồng diêm dân Sa Huỳnh - Hợp tác xã Muối Sa Huỳnh. Trong đó nghề muối được cha truyền con nối qua nhiều đời, đến nay Sa Huỳnh có nhiều diêm dân lành nghề, có kỹ thuật làm muối tốt làm ra hoa muối & những hạt muối trắng chất lượng trên nền đất. Diêm dân cùng nhau sinh hoạt văn hoá, chia sẻ lịch sử, những câu chuyện cha truyền con nối, cùng nhau bảo tồn truyền thống & nghề muối ông cha.
Hình: Diêm dân cúng Tổ nghề Muối rằm tháng 7 hằng năm

  • Tận Dụng Thuỷ Triều

    Tận dụng thuỷ triều của biển để đưa nước biển vào ruộng muối, phơi nắng nhiều ngày để nước lắng tạp chất & đạt độ mặn lý tưởng cho việc kết tinh muối.

  • Sử Dụng Nền Đất

    Nền ruộng để muối kết tinh là Nền đất bùn pha cát (clay), nền đất giàu khoáng chất, làm mát giúp muối kết tinh chậm, tạo ra muối biển có vị mặn dịu, ngon & giàu khoáng chất.

  • Bảo Tồn Truyền Thống

    Đồng muối Sa Huỳnh là một trong những nơi hiếm hoi tại Việt Nam còn giữ lối sản xuất truyền thống trên nền đất. Nhờ thỗ nhưỡng & địa lý đặc biệt, diêm dân Sa Huỳnh có thể làm ra loại muối trắng sạch đạt chất lượng cao trên nền đất.

1 trong số 2

Hệ sinh thái trên đồng muối

Không gian của các ao với độ sâu và độ mặn khác nhau của chúng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại động vật và thực vật: chim cò, cá, tôm cua, rong, cây sam, cây đưng...Đây còn là môi trường sinh sống của nhiều loại động thực vật vi mô và vi sinh vật (tảo, vi khuẩn, động vật thân mềm, giun, v.v.)

Hình: cây Sam trên đồng muối Sa Huỳnh

Rong trên ruộng muối à thức ăn cho cá tôm -  nguồn sinh kế cho diêm dân lúc mùa muối kết thúc (1 năm diêm dân sản xuất muối trong một mùa nắng). Đồng muối truyền thống Sa Huỳnh cũng góp phần điều hòa khí hậu, ngăn lũ lụt. Cây đưng (một loại cây trồng vùng nước mặn) mọc xung quanh đồng muối giúp chống bão.
Hình: đàn cá bơi trên đồng

- Xem thêm về "Muối Sahu" -

Video