Sodium & Vai Trò Của Muối Đối Với Sức Khoẻ (P.1)

Sodium & Vai Trò Của Muối Đối Với Sức Khoẻ (P.1)

“Loài người có thể sống thiếu vàng … nhưng không thể thiếu muối” – Cassiodorus

Hiện nay, có rất nhiều loại muối trên thế giới với thành phần khác nhau do đặc điểm nguồn gốc và cách xử lý sau khi được khai thác. Tuy nhiên, tất cả muối trên thế giới đều có nguồn gốc từ biển, nơi hoà tan rất nhiều ion, khoáng chất và các hợp chất khác nhau và nhìn chung, thành phần chính có trong muối là Sodium Chloride (Na Cl – hai ion chính làm muối có vị mặn) – cũng chính là thành phần thiết yếu cho các chức năng trong cơ thể người.

Tất cả các chất lỏng của con người bao gồm máu, mồ hôi, nước mắt và dịch tiêu hoá đều chứa muối. Sodium Chloride rất cần thiết cho sự sống còn của con người và tất cả sinh vật sống trên trái đất, chúng cân bằng, thẩm thấu chất lỏng giữa các tế bào và cần thiết cho việc phát triển của cơ thể.

Sodium (Na) rất cần thiết cho việc truyền tín hiệu xung thần kinh, giúp cho việc hydrat hoá (hydration) , cân bằng PH và hấp thụ dinh dưỡng, cho phép máu mang carbon dioxide từ các mô đến phổi. Sodium hoạt động song song với Potassium (Ka – một chất có trong muối và nhiều thực phẩm khác), sự cân bằng giữa Sodium và Potassium hỗ trợ các chức năng dây thần kinh và sự co giãn cơ, điều chỉnh sự thẩm thấu giữa các màng tế bào, giúp vận chuyển dinh dưỡng đi vào và các chất thải đi ra.

"Sodium Chloride rất cần thiết cho sự sống còn của con người và tất cả sinh vật sống trên trái đất"

Chloride, cũng giống như sodium, “phục vụ” cơ thể như một chất điện phân (electrolyte) kích hoạt các tín hiệu điện cho phép mô thần kinh hoạt động, nó cũng điều chỉnh lượng máu để mang Caron dioxide ra khỏi tế bào và ra ngoài cơ thể thông qua việc hô hấp. Chloride giúp máu giữ cân bằng độ pH và hỗ trợ chức năng truyền thần kinh trong não. Ngoài ra, Chloride đóng vài trò quan trọng trong việc tiêu hoá protein như một phần của Pepsin (một loại enzim có trong dịch vị). Nhờ có Chloride, cơ thể có thể tự “sản xuất” chất khử trùng để bảo vệ mình khỏi việc bị ô nhiễm/nhiễm khuẩn thông qua hydrochloric acid có trong dịch của dạ dày giúp khử trùng và tiêu hoá thực phẩm ăn vào. Chloride giúp cơ thể sản xuất hypochloride – một chất khử trùng giúp hệ thống miễn dịch chống lại việc nhiễm trùng.

"Muối giúp “đại dương” bên trong cơ thể chúng ta không bị chảy ra ngoài và bốc hơi"

Ion Natri, Ion Chloride và Kali có những khả năng đi qua màng tế bào. Việc này đảm bảo cho những chất lỏng bên trong tế bào sống vẫn được tách biệt với chất lỏng bên ngoài. Cơ thể chúng ta hầu hết là nước, và các ion này giúp “đại dương” bên trong cơ thể chúng ta không bị chảy ra ngoài và bốc hơi. Nước thoát ra từ hệ thống thoát nước của thận làm cơ thể mất một lượng nhỏ nước thiết yếu. Trong số 1.500 lít máu vượt qua thận hàng ngày, chỉ khoảng 1,5 lít chất lỏng ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu, mồ hôi. Ion Natri tạo ra một áp lực lớn trên chất lỏng của thận và do vậy giúp điều chỉnh chức năng trao đổi chất.

Cơ thể người được phát triển “ham muốn” sinh lý về muối và cảm giác tinh vi để nhận biết muối từ rất sớm. Có thể nói, hệ thống điều chỉnh nước và sodium trong cơ thể chúng ta là hệ thống sinh học phát triển và hoạt động hiệu quả nhất. Khi hệ thống miễn dịch bị tổn thương, chúng ta sẽ bị bệnh. Khi hệ thống nội tiết bị tổn thương, cơ thể sẽ không thể điều chỉnh sự trao đổi chất và chức năng của mô. Và vì vậy, khi hệ thống điều chỉnh giữa sodium và nước bị tổn thương, tất cả các chức năng của cơ thể chúng ta bao gồm miễn dịch, nội tiết, thần kinh và tiêu hoá đều ngừng hoạt động.

"Có thể nói, hệ thống điều chỉnh nước và sodium trong cơ thể chúng ta là hệ thống sinh học phát triển và hoạt động hiệu quả nhất"

Theo y học Trung Hoa, muối giúp kích thích thận, thúc đẩy sự trao đổi chất, làm ấm cơ thể và chống lại sự khô da. Muối được sử dụng trong nhiều công thức thảo mộc để chữa bệnh ung thư của Trung Quốc nó cũng thúc đẩy các chuyển động trong ruột, hút nước vào ruột nhờ khả năng thẩm thấu. Theo y học Vệ Đà, y học cổ truyền của Ấn Độ, muối với một lượng nhỏ có khả năng làm tăng năng lượng của cơ thể người nhờ đặc tính dự trữ, kết tinh và năng động của muối. Kala Namak hay còn gọi ‘muối đen’ là loại muối phổ biển ở miền Bắc Ấn Độ, ngoài những lợi ích ẩm thực, nó được xem như là một gia vị làm mát và hỗ trợ tiêu hoá.

Muối quan trọng là vậy, tuy nhiên hiện nay có nhiều khuyến cáo đối với liều lượng sử dụng muối ảnh hưởng đến sức khoẻ, những ảnh hưởng đó là gì, và sử dụng muối như thế nào đúng đắn và hợp lý nhất? Hãy comment quan điểm của bạn hoặc những thắc mắc đang có để chúng ta cùng thảo luận nhé!

Back to blog